Hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Chơn Thành đã biết sử dụng đất triệt để cho việc chăn nuôi, nhất là khu vực dưới tán cây hoa màu. Điển hình một mô hình chăn nuôi gia đình hiệu quả là của gia đình anh Nguyễn Hữu Cường. Trên diện tích 10 ha cao su thu hoạch, gia đình anh Nguyễn Hữu Cường ở ấp 3, xã Nha Bích thuộc huyện Chơn Thành đã phát triển thành công mô hình nuôi gà thả vườn dưới tán cây cao su. Khi mới bắt đầu nuôi gà vào năm 2019, gia đình anh Cường được Hội Nông dân xã tập huấn kỹ thuật nuôi gà và hướng dẫn cách chăm sóc với số lượng 3.000 con gà mỗi lứa.
Chia sẻ của anh Cường về mô hình
Giống gà được anh Cường chọn nuôi là gà lai chọi được nhập từ công ty Dabaco. Với các kiến thức đã được tập huấn, gia đình anh luôn chú trọng việc vệ sinh chuồng trại. Để chuồng luôn thoáng sạch, phun xịt khử trùng để không có mùi hôi. Gà cũng được cho uống vắc xin phòng ngừa dịch bệnh.
Anh Nguyễn Hữu Cường cho biết; khi gà được khoảng 40 ngày tuổi sẽ thả ra ngoài vườn cây cao su. Để chúng tự do vận động chất lượng gà sẽ tốt hơn. Gà “lai chọi” của gia đình anh Cường thời gian nuôi đến khi xuất bán vào khoảng 120 ngày. Trọng lượng từ 2 – 2,5kg, với giá bán từ 50 – 55.000 đ/kg. Trung bình một năm mô hình của gia đình anh xuất ra thị trường 10.000 con gà. Trừ chi phí thu lãi khoảng 300 triệu/năm.
Đây là mô hình chăn nuôi phổ biến của nhiều nông hộ trong địa bàn. Để chăn nuôi được bền vững thì các hộ chăn nuôi cần áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn; để hạn chế dịch bệnh và đạt hiệu quả. Tuy vậy, phương thức chăn nuôi này vẫn chưa thực sự phổ biến ở nhiều địa phương khác nhau trong nước. Cũng vì nhiều lý do khách quan.
Mô hình chăn nuôi gà thả vườn dưới tán cây cao su
Mô hình này là đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của kỹ sư Trương Ích Đức – Phó giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước làm chủ nhiệm. Mục tiêu của đề tài là chuyển giao mô hình sản xuất này cho người dân. Giúp họ có thêm thu nhập trên cùng một diện tích đất cũng như nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp.
Sau 2 năm thực hiện đề tài trên 7 huyện thị trên địa bàn tỉnh; nhóm thực hiện đã chọn được giống gà nòi lai chủng JCK004. Với nhiều ưu điểm về chất lượng thịt, khả năng kháng bệnh – để nuôi thả. Ngoài ra họ cũng tính toán được số lượng gà chăn nuôi phù hợp trên một đơn vị diện tích trồng cao su. Cũng như hiệu quả kinh tế mà mô hình mang lại; để có định hướng phát triển mô hình và đưa ra khuyến cáo cho người dân.
Nhận xét về đề tài, Hội đồng nghiệm thu cho rằng; nhóm tác giả đề tài cần bổ sung thêm một số ý nữa. Như tập trung so sánh ưu, nhược điểm của việc nuôi gà dưới tán cao su trưởng thành và chưa trưởng thành; mật độ gà nuôi, đánh giá tính cạnh tranh đầu của loại gà nuôi trong đề tài với những loại gà đang có trên thị trường…